Những kiểu tự vệ kì lạ ở động vật mà bạn chưa từng biết

Lớp da “dạng nhầy” của cá mù Hagfish

Trả lời bởi Venuka Dulen

Cá mù có thân hình hơi giống con lươn và trông cỏ vẻ dễ bị tấn công. Nhưng chớ tưởng lầm, mỗi khi gặp nguy hiểm, cá mù sẽ ngay lập tức tiết ra một lượng lớn chất nhầy chặn mang của vật săn mồi, khiến chúng nghẹt thở và buộc phải từ bỏ. Cũng vì thế mà cách tự vệ này chỉ có ích khi kẻ địch là là loài thở bằng mang.

Chất nhầy do cá mù tiết ra thực chất giống như một loại gel . Nó được cấu tạo từ các sợi protein mềm dẻo, mỏng hơn tóc con người nhưng lại bền hơn cả nilon.

Ngày 14/07/2017, một chiếc xe tải chở hàng ngàn con cá mù đã bị mắc kẹt trên cao tốc Oregon, Mỹ. Chiếc ô tô bị bao phủ bởi chất nhờn nhầy nhụa do Hagfish tiết ra, tạo ra một vụ tắc đường kì dị nhất trên đời. Nhưng tại sao cá mù lại tiết chất nhầy khi chúng chẳng hề bị tấn công? Câu trả lời là hagfish tiết chất nhầy cả khi chúng bị căng thẳng.

Ong mật thiêu sống ong bắp cày

Trả lời bởi Dick Hwang

Ong bắp cày khổng lồ châu Á là loài ong bắp cày lớn nhất thế giới, dài tới 2 inch (5 cm), sải cánh 3 inch (7,5 cm). Nọc độc của chúng chứa peptit có khả năng phá hủy tế bào và cả độc tố thần kinh. Khoảng năm mươi vết đốt là đủ để giết một người trưởng thành (không dị ứng), và mỗi năm có hàng trăm người chết vì vết đốt của ong bắp cày khổng lồ châu Á. Ong bắp cày khổng lồ săn các loài côn trùng khác. Vài chục con ong bắp cày khổng lồ có thể giết chết một tổ 30.000 con ong mật trong vòng vài giờ. Ong mật châu Âu không có khả năng tự vệ trước ong bắp cày. Vết đốt của chúng không thể xuyên qua bộ xương ngoài của ong bắp cày. Những con ong bắp cày chỉ cần cắn từng con một con ong mật cho đến khi chúng quét sạch toàn bộ tổ ong.

Tuy nhiên, ong mật Nhật Bản đã phát triển một cách phòng thủ độc lạ và hữu hiệu đối với ong bắp cày khổng lồ. Khi một con ong mật phát hiện ra ong bắp cày, nó tiết ra một loại pheromone chỉ huy hàng trăm đồng bào của mình tạo thành một quả bóng xung quanh con ong bắp cày. Ong mật rung mạnh các cơ bay của mình để làm nóng bên trong quả bóng đến 115 ° F (46 ° C). Chúng cũng làm tăng nồng độ carbon dioxide bên trong quả bóng. Những con ong mật Nhật Bản có thể chịu nhiệt ở mức carbon dioxide lên tới 122 ° F (50 ° C), nhưng ong bắp cày thì không thể. Vì vậy, những con ong cẩn thận điều chỉnh nhiệt độ bên trong quả bóng để đốt cháy ong bắp cày nhưng không nướng chính bản thân chúng. Có thể mất một giờ bên trong bóng ong trước khi ong bắp cày hoàn toàn bị thiêu chết.

Thằn lằn có sừng bắn máu từ mắt

Trả lời bởi Sarthak Khatri

Khi bị đe dọa, thằn lằn sừng tạo áp lực lên xoang mắt của nó và bắn máu vào kẻ săn mồi. Kết quả là những kẻ săn mồi trở nên sợ hãi và thường bỏ chạy. Việc bắn máu từ mắt cũng được thằn lằn sử dụng như một cách để làm sạch mắt của mình.

Khỉ vọoc hợp tác với hươu sao

Trả lời bởi Brian Dunlap

Khỉ vọoc và hươu sao Ấn độ, nếu đi riêng lẻ thì không có cách tự vệ nào đặc biệt. Nhưng chúng lại là ví dụ thú vị về việc 2 loài khác nhau hợp tác để cùng chung sống và chống lại kẻ thù.

Những con khỉ có khả năng quan sát vượt trội. Chúng thường leo trèo cao và có thể phát hiện ra kẻ thù từ phía xa. Trong khi đó, hươu sao lại có khứu giác và thính giác tốt hơn, có thể cảm nhận thấy kẻ thù từ mặt đất trước loài khỉ (thường xuống cây kiếm ăn cùng với hươu). Vì thế, 2 loài động vật này thường hay được bắt gặp đi cùng nhau và hưởng lợi lẫn nhau. Những con hươu biết phân biệt âm thanh và hành vi nào của lũ khỉ báo hiệu nguy hiểm. Ngược lại, bầy khỉ cũng biết các dấu hiệu của hươu khi phát hiện kẻ thù.

Kiến Malaysia tự nổ tung cơ thể

Trả lời bởi Daryus Patel

Loài kiến Camponotus có các tuyến lớn chứa đầy chất độc bên trong cơ thể. Khi cảm nhận thấy nguy hiểm, chúng co cơ bụng khiến các tuyến dọc 2 bên thân phát nổ và bắn ra chất độc. Chúng biết chờ đợi kẻ thù đến đủ gần để bị giết chết rồi mới điều khiển cơ thể phát nổ.

Người dịch: Hạnh nhân
Nguồn: https://www.quora.com/What-are-some-really-cool-ways-animals-defend-themselves